Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Đã có bảng xếp hạng toàn cầu 2020 về mức độ thành thạo tiếng Anh, Việt Nam ở vị trí nào?

  Bảng xếp hạng toàn cầu năm 2020 về mức độ thành thạo tiếng Anh đã được công bố, trong đó chỉ có một nước châu Á lọt vào Top 10. Đó là nước nào và Việt Nam đứng ở vị trí thứ mấy vậy? Và bạn có thể thử kiểm tra “trình” tiếng Anh của mình bằng cách nào? Bảng xếp hạng mức độ thành thạo tiếng Anh toàn cầu năm nay vừa được Education First (EF), một trong những tổ chức giáo dục lớn nhất thế giới công bố. Tất nhiên, người ta chỉ xếp hạng những nước và vùng lãnh thổ mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ thôi. Mức độ thành thạo tiếng Anh trong báo cáo của EF được chia nhóm từ “rất thấp” đến “rất cao”, dựa trên kết quả các bài kiểm tra tiếng Anh được thực hiện bởi 2,2 triệu người từ 100 đất nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong một năm vừa qua. Mức độ thành thạo tiếng Anh được xếp thành 5 nhóm từ "rất thấp" đến "rất cao". Ảnh: Gianluca Ciro Tancredi/ Shutterstock.com. Ở phạm vi toàn cầu, Hà Lan đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng về độ thành thạo tiếng Anh,

Người thầy 'chuyển đổi số' và sự bất biến của đạo nghĩa thầy - trò

  Người thầy 'chuyển đổi số' và sự bất biến của đạo nghĩa thầy - trò 20/11/2020    08:00 GMT+7 Kể từ khi người thầy được xem là chuẩn mực và giữ vị thế “độc tôn”, đến nay, nghề dạy học đã có những thay đổi lớn. Năm 2020 là một năm học mà có lẽ, chưa khi nào thầy trò ít “chạm mặt” nhau như thế. Bước ngoặt bất ngờ của những người thầy Khi Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19 vào ngày 6/3, là ca thứ 17 ở Việt Nam, thì tới ngày 8/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra thông báo tiếp tục tổ chức dạy và học theo kế hoạch, nhưng tận dụng tối đa hình thức học online từ xa. Là giảng viên trẻ của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, thầy Nguyễn Hồng Phương (Bộ môn Hệ thống Thông tin) đăng ký 100% tiết dạy của mình dưới dạng online. Dù có lợi thế nhưng ở những giờ giảng đầu, thầy Phương không tránh khỏi lạ lẫm. Thầy giáo Nguyễn Hồng Phương, Giảng viên Bộ môn Hệ thống Thông tin, khi dạy online “Dạy trên lớp, tôi phải lên bục giảng bài. Khi có điều gì thắc mắc, sinh viên sẽ được mời đ

Thầy giáo đập tường rào nhà mình, xin đất làm sân chơi cho học sinh

- Thầy Lê Thành Tuyên, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Hàm Yên (Tuyên Quang) luôn dành tình cảm như một người cha dành cho các học sinh của mình. Đặc biệt, thầy còn đập tường rào của nhà, xin đất làm sân chơi cho học sinh.© Tiền Phong Thầy Lê Thành Tuyên, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Hàm Yên và Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên chuyện trò chia sẻ với hai chị em người Mông, Hoàng Thị Sinh, Hoàng Thị Hải Yến. Ảnh: Báo Tuyên Quang Yêu nghề giáo từ bé Vừa được tuyên dương trong “Lễ tri ân, tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu” năm 2020 của Bộ GD&ĐT, Thầy Lê Thành Tuyên- Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Hàm Yên, Tuyên Quang chia sẻ, anh yêu nghề giáo từ chính những thầy cô của mình. Rồi như duyên phận, anh học trường sư phạm và ra trường là một giáo viên dạy môn Sinh học tại trường THPT Hàm Yên. Năm 2009, anh đảm nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Yên. Đến năm 2010, anh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Phổ thông dân tộc