Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2018

e Center và gợi ý cho cha mẹ cách 'làm bạn' với con trẻ

Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Hỏi một cách chi tiết, cụ thể Đừng hỏi con “Hôm nay ở trường có gì vui không” mà nên hỏi một cách cụ thể “Hôm nay con học môn gì?”, “Bữa trưa gồm những món gì?”… Đây là một cách hữu dụng vì trẻ sẽ vui vẻ trả lời những câu hỏi chi tiết. Đối với những câu hỏi chung chung, các em sẽ nghĩ rằng nó hời hợt và không đủ sự quan tâm. Hãy luôn đồng cảm, đặt mình ở vị trí của con Có một sự thật đó là cha mẹ luôn cho rằng mình là người từng trải, hiểu chuyện, là “người lớn” và do đó dễ dàng phủ nhận cảm xúc và quan điểm của con. Ví dụ đơn giản đó là, khi con nói “Mặc cái áo này nóng và xấu lắm!”, các bậc phụ huynh sau đó ngay lập tức nói “Xấu đâu mà xấu, cái áo đó bao nhiêu bạn khác muốn có không được”. Từ đó, trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân. Câu trả lời phù hợp cho con

Khi con trẻ mê phim hoạt hình

Bạn cho rằng con mình không chơi game, chỉ thích xem phim hoạt hình là tốt rồi? Thực tế nhiều bậc cha mẹ đã phải hối hận về nhận định này! Thần tượng nhân vật ảo khiến trẻ có sự phát triển lệch lạc về nhân cách và hành vi Khi trẻ thần tượng một nhân vật ảo, những hình ảnh và ngôn từ giao tiếp, hoặc hành động của nhân vật sẽ đi vào tiềm thức của con. Điều này thực sự gây ảnh hưởng rất lớn, chi phối đến sự lựa chọn những suy nghĩ của trẻ, thậm chí mức độ ảnh hưởng còn kéo dài đến tận mãi sau này. Việc thần tượng, thông thường sẽ là tốt và mang chiều hướng tích cực, bởi những nhân vật ảo này phải thực sự cuốn hút, thực sự có giá trị thì con mới yêu mến và tôn thờ. Do đó, việc yêu thích và thần tượng các nhân vật sẽ có những tác động tích cực đến các bé. Điều quan trọng ở đây chính là trẻ được học hỏi rất tự nhiên, những thông điệp được đưa vào một cách vô thức, không bị giáo điều khô cứng. Đó là một trong những mặt tích cực của việc trẻ thần tượng nhân vật ảo, nó có vai trò hỗ trợ gi

DẠY CON TRẺ KHÔNG ÍCH KỶ

Cha mẹ hay cho rằng vì con còn nhỏ nên hay có thói 'tham lam' và chưa nhận thức được về ý nghĩa của sự chia sẻ. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm tuyệt vời để nuôi dưỡng sự đồng cảm, khả năng chia sẻ cho các bé. 1. Dạy con những từ ngữ thể hiện xúc cảm Em bé chập chững biết đi của bạn có thể còn chưa biết hết những từ miêu tả cảm xúc. Đó là lý do mà Grace Resurreccion, một bà mẹ ở California (Mĩ) thường xuyên dùng những từ chỉ xúc cảm khi nói chuyện với cậu con trai Victor 2 tuổi của mình. Ví dụ, khi anh trai của cậu bé ngã và òa khóc, chị Grace thường hỏi con: ‘Vì sao?’. Victor có thể trả lời: ‘Ngã’ hoặc ‘Bị đau’. Và sau đấy cậu thường đến chạm nhẹ vào lưng của anh trai. Trong tình huống khác, chị Grace chia sẻ: ‘Tôi thường hỏi con: Con có nghĩ là anh con sẽ buồn khi con lấy đồ chơi của anh không? Bằng cách giúp trẻ nhận biết, kết nối từ ngữ miêu tả cảm xúc với thực tế, trẻ sẽ dần dần hình thành khả năng hiểu cảm xúc của người khác. Đồng thời, vốn từ của bé cũng sẽ tăng lên

Cách dạy trẻ không còn ích kỷ mẹ nào cũng cần biết

Cha mẹ hay cho rằng vì con còn nhỏ nên hay có thói 'tham lam' và chưa nhận thức được về ý nghĩa của sự chia sẻ. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm tuyệt vời để nuôi dưỡng sự đồng cảm, khả năng chia sẻ cho các bé. 1. Dạy con những từ ngữ thể hiện xúc cảm Em bé chập chững biết đi của bạn có thể còn chưa biết hết những từ miêu tả cảm xúc. Đó là lý do mà Grace Resurreccion, một bà mẹ ở California (Mĩ) thường xuyên dùng những từ chỉ xúc cảm khi nói chuyện với cậu con trai Victor 2 tuổi của mình. Ví dụ, khi anh trai của cậu bé ngã và òa khóc, chị Grace thường hỏi con: ‘Vì sao?’. Victor có thể trả lời: ‘Ngã’ hoặc ‘Bị đau’. Và sau đấy cậu thường đến chạm nhẹ vào lưng của anh trai. Trong tình huống khác, chị Grace chia sẻ: ‘Tôi thường hỏi con: Con có nghĩ là anh con sẽ buồn khi con lấy đồ chơi của anh không? Bằng cách giúp trẻ nhận biết, kết nối từ ngữ miêu tả cảm xúc với thực tế, trẻ sẽ dần dần hình thành khả năng hiểu cảm xúc của người khác. Đồng thời, vốn từ của bé cũng sẽ

Sai lầm khi dạy con của nhiều cha mẹ Việt

Con người có đến 9 loại trí thông minh. Một đứa trẻ không sở hữu trí thông minh logic - Toán học không đồng nghĩa với kém cỏi.  Thế giới của con trẻ là một thế giới đầy sáng tạo và là thế giới của những khám phá, phát hiện mới mỗi ngày.  Cũng giống như trong cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của tác giả nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh, lũ trẻ thời nào cũng vậy, luôn tìm cách thay đổi những gì đã lặp đi lặp lại quá lâu, hoặc ngó nghiêng khắp nơi để tìm kiếm điều gì đó mới mẻ, để thể hiện cá tính của bản thân và khiến cuộc sống bớt nhàm chán. Thế nhưng, rất nhiều thay đổi hay sáng kiến ấy bị người lớn xem là nổi loạn, là khác người và dùng “quyền lực” để ép chúng vào nề nếp mà người lớn đã quen thuộc từ lâu nay. Hãy xem những ví dụ đơn giản nhất, bao nhiêu người từng phải sửa việc cầm bút, cầm đũa tay trái sang tay phải? Bao nhiêu câu hỏi lúc bé từng đi vào bế tắc, không tìm được đáp án vì người lớn cho rằng câu hỏi ấy thật vớ vẩn? Bao nhiêu thầy cô từng phạt học sinh vì c

Khơi dậy cảm hứng học cho con mùa tựu trường bằng môn học tiếng Anh

Chịu áp lực lớn từ thi cử, học hành, học sinh từ lâu đã mất đi cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Chính vì vậy, cha mẹ càng cần thấu hiểu để giúp con khởi động năm học mới đầy cảm hứng. “Con trai tôi năm nay lên lớp 4, hè quen tự do vui chơi nên vừa nghe phải vào học là suốt ngày than thở. Ngày nào cháu cũng rầu rĩ không thôi, chẳng muốn “vào guồng” đi học, thành tích đầu năm cũng sa sút theo”  - chị Phúc (36 tuổi, TP.HCM) chia sẻ. Con trẻ mất cảm giác háo hức khi vào năm học mới có lẽ là tâm sự chung của các bậc phụ huynh. Mùa tựu trường đến, không ít cha mẹ loay hoay tìm cách tạo động lực cho con đến trường. Những rào cản của niềm vui tựu trường Áp lực từ điểm số, thi cử chính là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ em mất niềm cảm hứng đến lớp. Khảo sát ở các trường cấp 2 tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, 45,8% học sinh thường xuyên căng thẳng trong học tập. Chạy đua theo bài vở, thành tích khiến trẻ em dường như học theo “guồng” có sẵn, không còn cả

ĐỂ TRẺ CÓ THỂ ĐỘC LẬP SUY NGHĨ

CỔ VŨ TÍNH HIẾU KỲ CỦA TRẺ các bậc phụ huynh và quý thầy cô cần tôn trọng tính hiếu kỳ của con, cũng cần dựa vào độ tuổi và khả năng nhận thức để giải thích sao cho trẻ dễ hiểu, cách gợi ý cho trẻ tự đi quan sát và bắt tay vào làm việc vẫn sẽ hiệu quả và tốt hơn rất nhiều CHIA SẺ NHIỀU NIỀM VUI TRONG CÔNG VIỆC Hãy kịp thời công nhận và tán dương việc hoàn thành xong việc của con trai,. khả năng làm việc của trẻ được công nhận khiến chúng tự tin và hứng thú với công việc rất nhiều. và trong quá trình làm việc, trẻ tập cách suy nghĩ để làm tốt nhất công việc hiệu quả nhất CÂN BẰNG QUYỀN LỰC CỦA CHA MẸ THẦY CÔ Trong quá trình làm việc, đôi khi các trẻ hay xen vào chuyện của mình, các phụ huynh và các cô không nên gắt gỏng với những tò mò muốn giúp đỡ của trẻ, hãy cho chúng thử sức và đặt nhiều câu hỏi để chúng chủ động làm công việc